Vi trùng Giardia Lamblia gây bệnh gì?

Giardia Lamblia là ký sinh trùng trong ruột non, gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, Giardia Lamblia gây bệnh nhiễm trùng ruột non, tiêu chảy hàng đầu hiện nay. Khi nhiễm Giardia Lamblia, bệnh nhân có thể sẽ bị mất nước, sốt nhẹ, đau đầu, phân nát, sụt cân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tổng quan về trùng roi Giardia Lamblia

Giardia Lamblia là một loại ký sinh trùng ở ruột non. Ký sinh trùng này sống trong ruột non bằng cách gắn biểu mô bởi đĩa chất để dính với bụng. Nó là loại vi trùng yếm khí, hấp thụ dinh dưỡng trong ruột non, làm cho bệnh nhân ngày càng gầy đi.

Trùng roi Giardia Lamblia gây bệnh gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, ký sinh trùng Giardia Lamblia có thể gây ra bệnh nhiễm trùng ruột non, từ đó gây tiêu chảy. Thông thường, sau khoảng vài tuần thì bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, nó sẽ khiến cho bệnh nhân bị sụt cân và làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Lúc này, bạn nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh như thuốc dạ dày nexium 40mg, thuốc Tinidazol, thuốc Metronidazol…

trung-roi-Giardia Lamblia

Trùng roi Giardia Lamblia gây ra các bệnh ở hệ tiêu hóa như: viêm ruột, dạ dày, đại tràng

Triệu chứng khi nhiễm trùng roi Giardia Lamblia

Khi nhiễm Giardia Lamblia, bệnh nhân thường không biểu hiện các triệu chứng ngay ra bên ngoài mà phải mất thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 tuần. Sau đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn khởi phát hoặc cấp tính. Lúc này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy cấp hoặc mãn tính.
  • Phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Khi đi ngoài, phân có thể kèm theo chất nhầy, có bọt, mùi hôi thối khó chịu, không có máu và mủ.
  • Sụt cân, mất nước, mệt lả người, buồn nôn.
  • Đau vùng thượng vị, ợ hơi, chướng bụng.
  • Sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, đau khớp.
  • Khi nhiễm khuẩn ở giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính, bệnh nhân có thể mắc hội chứng giảm hấp thu, dẫn đến suy nhược cơ thể.

Những người dễ nhiễm trùng roi Giardia Lamblia

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trùng Giardia Lamblia gây bệnh với bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao nhiễm trùng roi Giardia Lamblia là:

  • Những người thường xuyên sử dụng nguồn nước có chứa vi trùng Giardia Lamblia.
  • Người dùng chung thức ăn với người bị nhiễm trùng Giardia Lamblia.
  • Ngoài ra, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn Giardia Lamblia cao hơn người lớn.

Trùng roi Giardia Lamblia lây truyền qua đường nào?

Trùng roi Giardia Lamblia sẽ lây bệnh lẻ tẻ. Thông thường, Giardia Lamblia gây ra các triệu chứng giống triệu chứng bệnh đau dạ dày và lây truyền qua những con đường như:

  • Lây truyền qua tiếp xúc giữa người bệnh với người không bị nhiễm bệnh bằng việc tiếp xúc tình dục hậu môn – miệng.
  • Ngoài ra còn lây truyền qua phân của người bệnh với người không bị bệnh bằng cách người bệnh đào thải phân ra ngoài môi trường. Sau đó, phân có thể dính vào các vật dụng, đồ ăn, thức uống hoặc dính lên tay, nếu không rửa kỹ thì nó có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa qua đường ăn uống.

Cách chẩn đoán khi nhiễm trùng roi Giardia Lamblia

Hiện nay, phương pháp chẩn đoán nhiễm Giardia Lamblia phổ biến là soi phân, hút dịch tá tràng hoặc dịch ở ruột non. Theo đó, trước khi đưa ra kết luận dương tính với vi trùng Giardia Lamblia thì các bác sĩ sẽ xét nghiệm 3 lần.

  • Xét nghiệm phân bằng phương pháp ELISA để tìm kháng thể.
  • Chụp X quang ruột non. Nếu bệnh nhân nhiễm trùng Giardia Lamblia nhẹ thì thấy ruột non bình thường nhưng nếu pử thể nặng, nhu động ruột sẽ bị biến đổi, nếp niêm mạc bị dày lên và đứt đoạn baryte.
ccah-dieu-tri-trung-roi-Giardia-Lamblia

Người bệnh cần phát hiện và điều trị sự xâm nhập của trùng roi Giardia Lamblia để tránh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng roi Giardia Lamblia

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ vi trùng Giardia Lamblia gây bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng ruột non, bạn nên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện các nguyên tắc dưới đây.

  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để diệt các vi khuẩn, vi trùng gây hại.
  • Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn sống cũng như uống nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Lọc nguồn nước đang sử dụng và khử trùng bằng clo.
  • Xử lý phân của người nhiễm Giardia Lamblia theo quy định.
  • Kiểm tra phân định kỳ, sát khuẩn, tẩy uế phân của những người bị nhiễm Giardia Lamblia để ngăn ngừa vi trùng Giardia Lamblia gây bệnh.

Phương pháp điều trị nhiễm Giardia Lamblia

Khi có các triệu chứng và được kết luận nhiễm trùng roi Giardia Lamblia, bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Theo đó, một số loại thuốc được các bác sĩ kê đơn để trị nhiễm trùng Giardia Lamblia là thuốc Tinidazol, thuốc Metronidazol, thuốc dạ dày Nexium, thuốc Furazolidon.

Trên đây là những thông tin về vi trùng Giardia Lamblia. Với những thông tin đó, mong rằng bạn sẽ có cách điều trị nhiễm trùng Giardia Lamblia hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Rate this post