Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra phổ biến hiện nay. Bệnh có thể làm cho bệnh nhân bị buồn nôn, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần trong ngày, nghiêm trọng hơn là mất nước, co giật và có thể dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn về căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể bùng phát thành dịch nếu như không được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (khoảng từ 2 lần trở lên). Căn bệnh này được chia thành 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính, cụ thể như sau:

  • Tiêu chảy cấp: Tình trạng này xảy ra khi ngộ độc thực phẩm, nhiễm một số loại vi khuẩn như vi khuẩn thương hàn, lỵ, tả, e coli. Tiêu chảy cấp có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần vfa nó có thể gây ra bệnh trào ngược dịch dạ dày.
  • Tiêu chảy mãn tính: Đây là tình trạng tiêu chảy tái đi tái lại nhiều lần trong một khoảng thời gian, khiến người bệnh bị đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, đau dạ dày, đại tràng. Tình trạng này khiến cho người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
benh-tieu-chay-la-gi

Những người bị tiêu chảy sẽ thường xuyên phải đi toilet

Con đường lây truyền của bệnh tiêu chảy

Do tiêu chảy xuất phát từ nguyên nhân bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại trong dạ dày nên nó có thể lây truyền giữa người với người hoặc giữa người với động vật. Vì vậy, còn đường lây truyền của căn bệnh này là rất dễ dàng, cụ thể như sau:

  • Do người bình thường chạm vào phân của người bị tiêu chảy, ví dụ như chạm vào tã bẩn.
  • Người bị tiêu chảy không may làm dây phân ra đồ vật, sau đó, người không bị bệnh chạm vào, nếu không rửa tay cẩn thận thì có thể vi khuẩn sẽ nhiễm vào cơ thể qua đường miệng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

Theo các nghiên cứu khoa học, những người dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao:

  • Người không thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Trẻ bị còi xương, có hệ miễn dịch kém.
  • Những người có sức đề kháng bị suy giảm.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Khi bị bệnh tiêu chảy, người bệnh thường có các triệu chứng dưới đây:

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày: Bệnh nhân thường đi ngoài từ 2 lần trở lên trong ngày, kéo theo đó là tình trạng phân sống hoặc không thành khuôn, kèm theo máu và chất nhầy. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy mót rặn.
  • Đau bụng: Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn có cảm giác đau bụng âm ỉ, chướng khí. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới, có khí toàn bộ vùng bụng, đặc biệt là sau khi ăn đồ ăn lạnh, sống, hải sản.
  • Buồn nôn: Khi bị tiêu chảy, nhu động ruột hoạt động không đều làm cho bệnh nhân dễ bị buồn nôn, từ đó gây mất nước, khô miệng, tim đập yếu, hạ thân nhiệt. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, mắt lờ đờ.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ỉa chảy. Tuy nhiên, những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do:

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Đây  là nguyên nhân phổ biến nhất gây ỉa chảy. Tình trạng này thường gặp nhất là khi người bệnh ăn phải thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại như vi khuẩn Salmonella, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn… Những vi khuẩn này sẽ đi vào cơ thể, gây viêm dạ dày gây đau bụng và dẫn đến bệnh tiêu chảy. Để khắc phục được tình trạng này, người bệnh cần liệt kê rõ những món ăn dành cho bệnh viêm dạ dày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
  • Vệ sinh kém: Không thường xuyên rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh xong hoặc trước khi ăn cơm, trước khi chế biến thực phẩm sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dính vào tay và xâm nhập vào đồ ăn, từ đó xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Đây là hậu quả của việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, làm cho vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại đều bị tiêu diệt đồng thời. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh, làm giảm hấp thu dinh dưỡng, đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn.
  • Không hấp thụ đường: Với những người khó dung nạp lactose, fructose, glucose thì rất dễ bị ỉa chảy kéo dài.
  • Ngộ độc thực phẩm: Ăn những đồ ăn bị ôi thiu, nhiễm độc cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy. Khi bị ngộ độc, bên cạnh tiêu chảy thì bệnh nhân còn bị nôn mửa, đau bụng dữ dội, sốt cao, thậm chí có thể co giật và dẫn tới tử vong.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích làm cho đường ruột bị co thắt, lúc này, nước sẽ không được hấp thu và làm cho bạn bị ỉa chảy đột ngột.
  • Viêm đại tràng: Viêm đại tràng làm gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa, từ đó gây nên bệnh ỉa chảy.

 

nguyen-nhan-bi-tieu-chay

Nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu là do dung nạp lượng thức ăn chưa đảm bảo vào cơ thể

 

Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy

Cách chẩn đoán bệnh tiêu chảy

 

Hiện nay, xét nghiệm là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng ỉa chảy. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm dưới đây:

  • Nuôi cấy phân: Nuôi cấy phân sẽ giúp phát hiện ký sinh trùng hoặc vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa.
  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm vùng bụng.
  • Nội soi đại tràng: Các bác sĩ sẽ nội soi toàn bộ khung đại tràng, một phần ruột non, từ đó tìm ra các vi sinh vật gây bệnh ỉa chảy.

 

Phương pháp điều trị tiêu chảy

 

Để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy gây nên những biến chứng khó lường, bạn nên có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Một số phương pháp có thể kể đến là:

  • Bù nước và điện giải: Tiêu chảy khiến cơ thể mất nhiều nước, làm mất cân bằng điện giải, lúc này, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể kịp thời. Tốt nhất là bạn nên uống nước đã đun sôi, để nguội hoặc uống nước gạo… Nếu như việc uống nước không đáp ứng được nhu cầu điện giải của cơ thể thì bạn cần truyền tĩnh mạch dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Uống thuốc Tây: Với những bệnh nhân bị ỉa chảy thể nhẹ thì có thể bệnh sẽ tự hết chỉ sau vài ngày nhưng khi bệnh chuyển biến nặng, bạn cần sử dụng thuốc chống tiêu chảy như kháng sinh Pefloxacin, Ciprofloxacin, Biseptol.
  • Uống thuốc Nam: Các bài thuốc Nam sẽ giúp bạn chữa tiêu chảy, đồng thời chữa viêm dạ dày và tá tràng an toàn, tuy nhiên sẽ không mang lại hiệu quả ngay tức thì như thuốc Tây. Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc để chữa bệnh này là lá vối, trần bì, là ổi, gừng…

Như vậy, bệnh tiêu chảy là tình trạng diễn ra phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Rate this post