Đậu đen & 10 công dụng thần kỳ bạn có thể chưa biết?

Nhắc tới đậu đen là nhiều người thường liên tưởng ngay tới các món ăn như xôi, chè, cháo,… Nhưng không chỉ là nguyên liệu tạo nên sự đặc biệt của món ăn, loại ngũ cốc này còn có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Vậy đó là những công dụng gì?

Đậu đen là gì?

Đậu đen (còn được gọi là đỗ đen) có tên khoa học là Cylindrica Skeels, thuộc họ nhà cánh bướm Fabaceae. Loại cây này thường phát triển quanh năm. Thân cây không lông, lá kép 3 lá mọc so le. Trong đó, lá ở giữa thường to và dài, 2 lá bên nhỏ hơn. Hoa đậu đen có màu tím nhạt. Quả đậu tròn, giáp dài, mỗi quả từ 6 – 12 hạt vỏ đen lòng xanh hoặc trắng.

Đậu đen thường mọc chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, thường được dùng để làm xôi hoặc nấu chè. Trong Đông y sử dụng đậu đen như một dược liệu quý điều chế thuốc.

10 công dụng tiêu biểu của đậu đen

Bên cạnh vai trò là nguyên liệu món ăn độc đáo, loại hạt đậu này còn có những công dụng thần kỳ như:

  1. Bổ thận, lợi tiểu

Trong Y học Cổ truyền, đậu đen có tác dụng như một dược liệu thần kỳ giúp tăng cường chức năng sinh lý, bổ thận, tráng dương. Người Trung Quốc và Nhật Bản quan niệm, màu đen của đỗ thuộc hành thủy, liên quan tới thận, có tác dụng tốt cho bộ phận này.

Trên thực tế, việc ăn đỗ đen thường xuyên 20 40g/ngày, kết hợp với hà thủ ô cũng giúp bổ thận, lợi tiểu.

  1. Đậu đen giúp thanh lọc giải độc cơ thể

Trong đậu đen có chứa thành phần Molybdenum. Một thành phần của Enzym Oxydase, có tác dụng khử độc Sulfates trong thực phẩm nông nghiệp. Một hoạt chất gây nhức đầu, rối loạn nhịp tim và mất tập trung.

Mỗi ngày ăn khoảng 1 chén đậu đen có thể giúp bổ sung khoảng 172% chất Molybdenum có lợi cho cơ thể.

  1. Bổ sung dưỡng chất, cân bằng tâm sinh lý nữ giới

Sắt và Folate là 2 thành phần quan trọng đối với con người, đặc biệt là nữ giới. Folate bổ sung sinh tố B6, tốt cho quá trình phát triển thai nhi. Sắt cùng các hoạt chất khác của đậu đen như magie, canxi, giúp bổ máu, giảm căng thẳng mệt mỏi và hạn chế cơn nóng tính ở nữ giới tuổi mãn kinh.

  1. Ngăn ngừa rụng tóc, bạc râu

Các hoạt chất quan trọng trong đậu đen giúp bổ sung lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp cải thiện chức năng chế bào, làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc, bạc tóc, bạc râu tốt hơn.

  1. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch

Mỗi chén đậu đen hàng ngày có thể bổ sung lượng lớn dưỡng chất, hỗ trợ làm giảm cholesterol có hại trong máu. Cùng với các chất chống oxy hóa, giúp kháng viên, bỏ chất béo, ổn định tim mạch, điều trị tiểu đường và hạ chế các di chứng bệnh hiệu quả.

  1. Đậu đen hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Y học Cổ truyền đánh giá đậu đen là thanh phần có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều hòa ngũ tạng, giảm những triệu chứng sưng phù ở người bệnh gout. 

Mỗi ngày uống 1 chén nước đậu đen rang vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, sau 1 tháng, bệnh Gout của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.

  1. Điều trị chứng đau đầu, mất ngủ

Nếu bạn thường xuyên bị hành hạ bởi cơn đau đầu, mất ngủ, đậu đen chính là thần dược tuyệt vời. Chỉ cần bỏ đỗ đen rang nóng vào vỏ gối nằm ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Với người bị đau đầu, mỗi ngày uống 1 chén đậu đen rang ngâm rượu sẽ giúp thuyên giảm cơn đau buốt nhanh chóng.

  1. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Với thành phần Anthocyanins giàu có, cùng chất xơ, chất chống oxy hóa,… đậu đen có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện hoạt động nhu động ruột, giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…

  1. Đậu đen giảm triệu chứng đau bụng dữ dội

Khi bị đau bụng dữ dội, người bệnh chỉ cần lấy 50g đậu đen sao cháy, sắc với chút nước đun sôi hoặc pha rượu có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng nhanh chóng.

  1. Ngăn ngừa ung thư

Trong vỏ đậu đen có chứa thành phần Flavonoid, hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hiệu quả.

Bên cạnh 10 công dụng thần kỳ trên, đậu đen còn hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, đau nhức xương khớp, đau lưng, trị phong hàn, giải rượu, ngộ độc thực phẩm,…

Tùy vào từng mục đích sử dụng mà người thầy thuốc hoặc bác sĩ kết hợp đậu với các vị thuốc hay thực phẩm khác nhau.

Rate this post